Lưu ý khi bảo quản và sử dụng phân đạm

Cây trồng cần phân đạm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển đặc biệt là các giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
Trong số các nhóm cây trồng, đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như các loại rau cải, bắp cải, ...
Trên thị trường có 3 loại phân đạm vô cơ thường được dùng phổ biến nhất đó là: phân urê (46% đạm N), phân đạm SA (20% đạm N và 24% lưu huỳnh S), và phân DAP (18% đạm N, 46% lân P2O5).

Phân đạm SA

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các loại phân đạm cần lưu ý đến những điểm sau đây:

1. Bảo quản: 
Phân đạm cần được bảo quản trong các túi Nilông. 
Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác.

2. Sử dụng: 
+ Sử dụng phân đạm đúng đặc tính và nhu cầu của từng loại cây trồng.
+ Bón đạm theo đặc điểm của cây, đất đai và từng loại giống. Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông nên bón đạm Amôn Nitrat, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua NH4CL hoặc phân đạm SA, đối với các loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, không nên bón đạm, vì đạm sẽ ngăn trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi khuẩn nốt sần.
+ Bón đạm đúng lúc (tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây).
+ Bón đạm đúng liều lượng và nên phối hợp cân đối với lân và kali và các phân trung, vi lượng.
+ Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước vì làm thất thoát đạm.
+ Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để bón. 
+ Không bón đạm quá thừa vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm và tốn tiền mua phân đạm, tăng chi phí mà không thu được kết quả, gây lãng phí.
+ Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét