BIỂU HIỆN THIẾU ĐẠM (N), LÂN (P2O5), KALI (P2O5) TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Mỗi chất dinh dưỡng chỉ phát huy tốt vai trò đối với cây trồng khi duy trì ở một hàm lượng nhất định, phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây. ​Khi bón quá thừa hay quá thiếu, chúng thường gây rối loạn sinh trưởng cho cây và có những biểu hiện đặc trưng. 

Dưới đây là một số biểu hiện khi cây cà phê thiếu hụt đạm (N), lân (P2O5) và Kali (K2O) để bà con tham khảo để phân biệt giữa triệu chứng thiếu dinh dưỡng với các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra, từ đó có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trong quá trình canh tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế ở cây cà phê.


1. Thiếu đạm (N)
Các lá già bị vàng, bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá và vàng dần đến lá non. Chồi non kém phát triển, cây cằn cỗi, cành trở nên ngắn.Cà phê ít trái, trái nhỏ, năng suất thấp.

1030612.png
Triệu chứng ban đầu: Lá non mất màu xanh (3 cây bên phải)
    
2030612.png
Triệu chứng điển hình: Cây chuyển sang màu xanh nhợt, gân lá hơi sáng màu (thiếu đạm lâu dài)
2. Thiếu lân (P2O5):
Lá già xỉn màu, xuất hiện những đốm nhỏ, không sáng bóng.
Chồi non kém phát triển.
Số hoa và trái ít. 
1040612.png
Triệu chứng ban đầu: Đốm mất màu ở lá già 


2040612.png
Triệu chứng điển hình: Vàng giữa các gân các lá già (trái). Đốm mất màu có thể phát triển trên lá già khi thiếu hụt lân nặng xảy ra (phải).


3. Thiếu kali (K)
Xuất hiện trên lá già: vàng dần từ mép lá trở vào, chóp lá trở xuống, sau khô dần và rụng sớm, rụng hàng loạt nhất là vào cuối mùa mưa.
3040612.png
Triệu chứng ban đầu: lá già xuất hiện những vệt và đốm mất màu dọc mép lá​ (hình trái). Triệu chứng điển hình: lá già xuất hiện những mô chết với những vầng sáng xung quanh (hình phải)
4040612.png
Lá già mất màu từ ngoài vào, trong khi lá non không bị ảnh hưởng

Trái cà phê nhỏ và bị rụng nhiều, năng suất thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp.
Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùa mưa vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao trong khi lượng bón kali thường không đủ.

Khi cây thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng cà phê. Ngoài ra, cây thường bị bệnh, ... Vì vậy nên bón phân đầy đủ, hợp lý từ ban đầu.

Tham khảo: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét