BIẾU HIỆN THIẾU MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT TRUNG LƯỢNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ


1. Thiếu Magê (Mg):
Cây sinh trưởng phát triển kém, trái ít, năng suất thấp.
Thiếu Magê thường xảy ra nhiều vào giữa và cuối mùa mưa, đặc biệt là trên các đất chua, đất có tầng canh tác mỏng và có quặng boxit.


5040612.png
Triệu chứng điển hình: Mất màu xanh vùng giữa các gân lá ở lá già, nhưng gân lá vẫn xanh


6040612.png
Triệu chứng ban đầu: mất màu xuất hiện dọc mép lá già, phát triển thành băng rộng (hình trái). 
Các đốm mất màu ngày càng nhiều khi sự thiếu hụt Mg tiếp tục diễn ra (hình phải)
   
2. Thiếu canxi (Ca):
Thiếu canxi thường xảy ra trên các loại đất chua, đất dốc và ít bón vôi, làm giảm năng suất đáng kể.  
8040612.png
Lá non chuyển màu đồng, lá mỏng và dễ rách

7040612.png
Cành dễ gãy. Vỏ trái bị nứt nhiều.
3. Thiếu lưu huỳnh (S):
Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở cà phê kiến thiết cơ bản.
Vườn cà phê kinh doanh ít bị thiếu do nhà vườn thường có sử dụng phân SA hay NPK có chứa lưu huỳnh.     
10040612.png
Triệu chứng ban đầu: chùm lá non mất màu xanh

9040612.png
Triệu chứng điển hình: suy giảm sinh trưởng và gây biến màu toàn bộ lá

Nguồn tham khảo: Sở NN & PT NN Đồng Nai.
     

BIỂU HIỆN THIẾU ĐẠM (N), LÂN (P2O5), KALI (P2O5) TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Mỗi chất dinh dưỡng chỉ phát huy tốt vai trò đối với cây trồng khi duy trì ở một hàm lượng nhất định, phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây. ​Khi bón quá thừa hay quá thiếu, chúng thường gây rối loạn sinh trưởng cho cây và có những biểu hiện đặc trưng. 

Dưới đây là một số biểu hiện khi cây cà phê thiếu hụt đạm (N), lân (P2O5) và Kali (K2O) để bà con tham khảo để phân biệt giữa triệu chứng thiếu dinh dưỡng với các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra, từ đó có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trong quá trình canh tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế ở cây cà phê.


1. Thiếu đạm (N)
Các lá già bị vàng, bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá và vàng dần đến lá non. Chồi non kém phát triển, cây cằn cỗi, cành trở nên ngắn.Cà phê ít trái, trái nhỏ, năng suất thấp.

1030612.png
Triệu chứng ban đầu: Lá non mất màu xanh (3 cây bên phải)
    
2030612.png
Triệu chứng điển hình: Cây chuyển sang màu xanh nhợt, gân lá hơi sáng màu (thiếu đạm lâu dài)
2. Thiếu lân (P2O5):
Lá già xỉn màu, xuất hiện những đốm nhỏ, không sáng bóng.
Chồi non kém phát triển.
Số hoa và trái ít. 
1040612.png
Triệu chứng ban đầu: Đốm mất màu ở lá già 


2040612.png
Triệu chứng điển hình: Vàng giữa các gân các lá già (trái). Đốm mất màu có thể phát triển trên lá già khi thiếu hụt lân nặng xảy ra (phải).


3. Thiếu kali (K)
Xuất hiện trên lá già: vàng dần từ mép lá trở vào, chóp lá trở xuống, sau khô dần và rụng sớm, rụng hàng loạt nhất là vào cuối mùa mưa.
3040612.png
Triệu chứng ban đầu: lá già xuất hiện những vệt và đốm mất màu dọc mép lá​ (hình trái). Triệu chứng điển hình: lá già xuất hiện những mô chết với những vầng sáng xung quanh (hình phải)
4040612.png
Lá già mất màu từ ngoài vào, trong khi lá non không bị ảnh hưởng

Trái cà phê nhỏ và bị rụng nhiều, năng suất thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp.
Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùa mưa vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao trong khi lượng bón kali thường không đủ.

Khi cây thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng cà phê. Ngoài ra, cây thường bị bệnh, ... Vì vậy nên bón phân đầy đủ, hợp lý từ ban đầu.

Tham khảo: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai

Chú ý khi sử dung phân bón Kali


  1. Các loại phân Kali thường là phân chua sinh lý nên bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Nên ở các loại đất trung tính nên bón thêm vôi khi bón phân Kali.
  2. Khi bón phân Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
  3. Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.
  4. Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.
  5. Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối  với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng như magiê (Mg), natri (Na).
  6. Phân Kali đỏ

TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA PHÂN KALI


ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón được xuất khẩu phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu;
c) Phân bón xuất khẩu phải đảm bảo phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân xuất khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón vô cơ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân xuất khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.

1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
c) Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón vô cơ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải quan đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác. 
Trích điều 16, 17 nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013.